Quy trình giải quyết vụ án Dân sự theo BLTTDS 2015

TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ THEO TTDS2015

Nhằm đảm bảo giải quyết những vụ việc dân sự, Bộ luật TTDS đã hoàn thành nội dung về trình tự giải quyết vụ việc từ lúc phát sinh đến khi kết thúc. Dưới đây là các bước hướng dẫn, giúp bạn đọc hình dung sơ bộ quá trình xử lý vụ án qua các giai đoạn khác nhau:

Bước 1: Thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

=> Chánh án tòa phân công Thẩm phán xem xét đơn (Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn)

=> Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán đước phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

+ Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

+Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này 

Bước 2: Hòa giải vụ án

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS.

+ Ra quyết định hòa giải thành khi không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận

+ Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

+ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

+ Đưa vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (Điều 203)

Bước 4: Mở phiên tòa xét xử

Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTHS, gồm: Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch, Kiếm sát viên.

THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN TÒA SƠ THẨM

* Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 237): Là thủ tục của Thư ký Tòa án gồm các công việc: phổ biến nội quy, xác định sự vắng mặt có mặt theo giấy giới thiệu, ổn định trật tự, yêu cầu mọi người đứng dâỵ khi HĐXX vào làm việc.

* Thủ tục bắt đầu phiên tòa: gồm các công việc sau:

– Khai mạc phiên tòa (Điều 239)

+ Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;

+ Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch;

+ Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt;

+ Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng;

*Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

– Hỏi tại phiên tòa: thứ tự hỏi tại phiên tòa (Điều 249)

+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Những người tham gia tố tụng khác;

+ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;

+ Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

– Thủ tục tranh luận tại phiên tòa (Điều 260): Đây là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án.

– Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. (Điều 263

*Nghị án và tuyên án

– Nghị án (Điều 264): Là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án. Có thể trở lại việc hỏi và tranh luận (Điều 265).

– Tuyên án (Điều 267): Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.Thủ tục giám đốc thẩm

THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, kết luận trong bản án không phù hợp Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án.

Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

=> Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự

=> Đương sự đươc quyền bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm (Điều 330), thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm điều 335.

=> Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

=> Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.

=> Sau đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền:

+ Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa Điều 344.

+ Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm Điều 345.

+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án Điều 346.

+ Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Điều 347

Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định

THỦ TỤC TÁI THẨM

Có căn cứ quy định tại điều 352 khi phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;…

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền:

+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Toàn bộ nội dung trình bày về các bước hướng dẫn thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật TTDS 2015. Mọi người tham khảo nhé.