Mặc dù cải cách thủ tục hành chính đã đưa lại những thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính như cơ chế một cửa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, đăng ký kinh doanh, xây dựng… nhưng thực tế cho thấy thủ tục hành chính vẫn là “rào cản” lớn cho các doanh nghiệp. Chúng ta hãy nghe Luật sư Trần Thanh chia sẻ về những rào cản của Doanh nghiệp trong thực tế vận hành nền kinh tế hiện nay: |
Rào cản từ những người “gác” thủ tục hành chínhKhách quan đánh giá về các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, nhiều luật sư cho rằng hệ thống pháp luật về các hoạt động của doanh nghiệp (như Hiến pháp, pháp luật về nhà ở, xây dựng, đầu tư) khá đầy đủ, cải cách thủ tục hành chính đã rút ngắn được nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như thủ tục thành lập doanh nghiệp qua mạng rút ngắn chỉ còn ba ngày, cấp sổ đỏ trong 7-10 ngày, đăng ký, kê khai, nộp thuế chỉ cần vài giây qua hệ thống điện tử. Tuy nhiên, sự vận hành của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức chưa đạt được sự mong mỏi của người dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng cũng như đòi hỏi phát triển của xã hội.“Soi” vào một lĩnh vực “nóng” trong đầu tư của doanh nghiệp là cơ hội tiếp cận đất đai để thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp, luật sư Trần Thanh – Giám đốc Công ty Luật Nelson cho rằng còn có quá nhiều rào cản. Cơ hội tiếp cận đất đai là một trong 10 chỉ số thành phần tạo nên chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của các địa phương, và qua đó cũng thể hiện yêu cầu tiếp cận đất dễ dàng, sử dụng ổn định của doanh nghiệp với chính quyền. Nhưng hiện tại, nếu khách hàng nhờ luật sư “tìm” một vị trí để đầu tư, thực hiện dự án đầu tư nào đó thì luật sư cũng bó tay vì có quá nhiều rủi ro nên không dám nhận thực hiện giúp doanh nghiệp do quy hoạch chung về sử dụng đất của các địa phương khá khó hiểu, khó ứng dụng, thời gian kéo dài và không thể kiểm soát được trên thực tế. Doanh nghiệp cần ở bản đồ quy hoạch là thông tin ở đâu có đất dành cho dự án của mình, thí dụ đầu tư sản xuất nông sản, trồng rau sạch thì quỹ đất dành cho ở đâu, bao nhiêu mét, thủ tục thuê gặp ai, kinh phí bao nhiêu, nhưng thông tin đó khá mơ hồ. Thủ tục hành chính, hồ sơ xin thuê đất còn phức tạp, đi lại nhiều lần, cần nhiều chữ ký khiến doanh nghiệp chùn bước. Bởi vậy, mới có phản ánh doanh nghiệp chưa hài lòng và chính quyền chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.Còn tại TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu – thành phố đầu tàu về kinh tế, luật sư cũng “chứng kiến” sự khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục cấp phép đầu tư. L luật sư Trần Thanh – Giám đốc Công ty Luật Nelson cho biết, ông đã từng làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, dù Luật Đầu tư quy định trong thời hạn 15 ngày cơ quan nhà nước phải cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhưng doanh nghiệp đã phải dài cổ chờ nhiều tháng trời do phải chờ xin ý kiến của các cơ quan về lĩnh vực giao thông, tài nguyên môi trường, trong khi, luật không quy định các cơ quan này có trách nhiệm phải trả lời. Hay như một trường hợp khác, doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics, cơ quan có thẩm quyền đưa ra thời hạn doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ba năm, trong khi luật không quy định thời hạn hoạt động. Khi bị khiếu nại, cơ quan nhà nước dù sai nhưng không nhận lỗi mà “thương lượng”, đề nghị doanh nghiệp rút đơn rồi sẽ được cho thêm thời gian hoạt động.Một trong những bất an của không ít doanh nghiệp là sự thanh tra, kiểm tra liên tục của các cơ quan nhà nước, thậm chí có những cơ quan không có chức năng vẫn yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hồ sơ, tài liệu để kiểm tra. Một doanh nghiệp kinh doanh phầm mềm cho biết, tâm lý khi bị kiểm tra, doanh nghiệp thường nghĩ sắp bị xử lý hình sự hoặc ít ra việc làm ăn của mình khó yên ổn. Điển hình gần đây nhất là vụ chủ quán cà-phê “Xin chào” và vụ chòi vịt ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh gây xôn xao dư luận. Việc khởi tố vụ án, bị can thiếu căn cứ bắt đầu từ việc Công an huyện Bình Chánh đến kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ quán không đúng thẩm quyền. Đây cũng chính là mấu chốt của việc hình sự hóa hành vi hành chính. Theo một luật sư thì thẩm quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Kinh tế cấp huyện. Chức năng của ngành công an là quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an. Do đó, việc cơ quan công an kiểm tra giấy phép kinh doanh là không đúng, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức của mình về pháp luật để giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Cần các giải pháp đột phá tâm lý các doanh nghiệp thường thỏa hiệp trước sự nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước, số ít mới khiếu nại đến cùng bởi họ đã quá mệt mỏi trên thương trường. Sự thỏa hiệp đi kèm với tệ “bôi trơn nhưng vẫn không trơn”, do đó làm tăng chi phí gia nhập thị trường của họ. Phân tích thiệt hại cho các bên và xã hội từ việc thỏa hiệp này, luật sư cho rằng, việc nguồn lực của doanh nghiệp bị tiêu hao vô lý ảnh hưởng đến chính sự phát triển của doanh nghiệp, có thể doanh nghiệp phải “nhịn” đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại đắt tiền, chấp nhận những dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu, cho ra những sản phẩm thiếu cạnh tranh. Thậm chí, những quyết định thiếu công bằng có thể khiến doanh nghiệp phá sản. Khi đó, Nhà nước bị ảnh hưởng, không thu được thuế cho ngân sách, lao động thất nghiệp nhiều. Về lâu dài, gây tâm lý tiêu cực, mất niềm tin của người dân, cộng đồng doanh nghiệp vào hệ thống cơ quan thực thi pháp luật.Toạ đàm APEC về giải pháp cho Doanh nghiệpCuộc gặp gỡ của Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp trong khối APEC 2017 vừa qua, cũng như nhiều cuộc họp khác của Thủ tướng với Doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên phát đi một thông điệp: Nhà nước sẽ hết lòng hỗ trợ doanh nghiệp, tạo sự phấn chấn cho các doanh nhân kinh doanh, đầu tư. Theo giới luật sư thì bản chất là “cán bộ là công bộc của dân”, nền hành chính phục vụ nhân dân đã được đặt ra từ lâu cho nên thông điệp này cũng không mới mẻ. Do đó, để người dân, doanh nghiệp thật sự được phục vụ, cần có bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính mà cụ thể là cách “vận hành”, thực hiện các quy định, thủ tục của cán bộ nhà nước. Tình trạng nhiều doanh nghiệp lo ngại bị kiểm tra, bị hình sự hóa các tranh chấp dân sự, các quan hệ kinh tế thì cần có quy định, chỉ thị cụ thể về việc cấm kiểm tra doanh nghiệp, trừ trường hợp hết sức đặc biệt phải thành lập đoàn đúng chức năng, nhiệm vụ, phải có kế hoạch, có quyết định.Về thủ tục giải quyết các khiếu nại, tranh chấp kinh tế, cần có cơ chế giải quyết nhanh, gọn, tránh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm bởi thời gian với doanh nghiệp chính là tiền bạc. Thay vì phải đi hầu kiện, doanh nhân có thời gian nghĩ ra các sáng kiến sản xuất, nghiên cứu mở rộng thị trường, phương pháp quản lý nhân sự để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Về vấn đề giải quyết tranh chấp, các luật sư kiến nghị cần tránh sự can thiệp của tòa án đối với các phán quyết của các trung tâm trọng tài kinh tế. Có tình trạng doanh nghiệp nước ngoài ít chọn các trung tâm trọng tài ở Việt Nam để giải quyết các tranh chấp kinh tế bởi lo lắng phán quyết của trọng tài không được thực thi do Tòa án có thể hủy quyết định trọng tài. Bên cạnh đó, thủ tục thụ lý đơn ở tòa án cần được cải cách bởi tình trạng vi phạm thời hạn thụ lý gây mệt mỏi cho người khiếu kiện. Mặt khác, cần nghiêm minh xử lý các hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở việc kinh doanh của doanh nghiệp của cán bộ. Xử lý để làm gương cho những cán bộ khác và “triệt tiêu” sự trả đũa doanh nghiệp, tạo sự yên tâm thật sự cho các nhà đầu tư. Với doanh nghiệp, cần tự bảo vệ mình bằng việc hiểu lĩnh vực quản lý nhà nước của từng cơ quan, tránh việc cơ quan nào cũng có thể kiểm tra doanh nghiệp. Nếu không thể tự bảo vệ, cần tìm kiếm sự hỗ trợ của luật sư.Thay vì phải đi hầu kiện, doanh nhân có thời gian nghĩ ra các sáng kiến sản xuất, nghiên cứu mở rộng thị trường, phương pháp quản lý nhân sự để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Cần giảm thiểu chi phí thời gian và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại hiệu quả tập trung vào phát triển kinh tế Do đó, muốn doanh nghiệp phát triển thì chính quyền phải đồng hành cùng doanh nghiệp. Qua trải nghiệm thực tế , luật sư cho rằng, chính quyền cần nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) của địa phương ở hai chỉ số đó là chi phí thời gian, chi phí gia nhập thị trường và thiết chế pháp lý… Thực tế, chi phí thời gian của doanh nghiệp đang bị hao phí một cách đáng kể và đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả làm việc, lòng tin của doanh nghiệp vào chính quyền. Để giảm chi phí thời gian, Chính phủ và địa phương cần rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm số lần phải tới cơ quan hành chính để hoàn thiện hồ sơ, công bố các ngành nghề không phải đăng ký kinh doanh, rút ngắn thời gian thanh, kiểm tra thuế ở các doanh nghiệp… Về thiết chế pháp lý, hệ thống tòa án, tư pháp của thành phố phải là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp, hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền. Qua đó, doanh nghiệp có lòng tin với hệ thống tòa án, tư pháp. Muốn vậy, phải rà soát các văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để phát hiện kịp thời các mâu thuẫn, chồng chéo, rườm rà; nâng cao chất lượng giám sát công tác ban hành văn bản; xây dựng quy chế để doanh nghiệp thực hiện tốt hơn quyền tố cáo, khiếu nại các hành vi sách nhiễu… của cán bộ và các tranh chấp kinh tế. Nói tóm lại chỉ khi Doanh nghiệp và người dân có niềm tin và pháp luật thì nền kinh tế mới minh bạch và phát triển bền vững được… Luật sư Trần Thanh chia sẻ! Thực hiện: Trúc Tiên |