7 lý do luật sư giúp cho doanh nghiệp thành công
Các doanh nghiệp hay mọi người thường coi luật sư như thợ sửa ống nước hoặc lính cứu hỏa: tức là họ chỉ gọi luật sư khi có rủi ro xảy ra. Trên thực tế, điều này cũng dễ hiểu vì cho dù bạn bắt đầu một công việc kinh doanh hay thực hiện một công việc kinh doanh hàng ngày, vẫn có nhiều vấn đề khác bạn cần quan tâm đến như tiếp thị, bán hàng, nhân sự, các vấn đề hành chính khác. Điều cuối cùng mà các chủ doanh nghiệp nghĩ tới chính là các luật sư.
Một kế hoạch kinh doanh khôn ngoan nên bao gồm gọi điện và làm việc với luật sư để phòng ngừa rủi ro xuất hiện. Luật sư có thể giúp các doanh nghiệp tránh khỏi một loạt các vấn đề (như tranh chấp giữa đối tác hay các vụ kiện ). Các doanh nghiệp thường không nhận ra rằng chỉ cần sử dụng một ít thời gian, tiền bạc, công sức để thuê luật sư xác định, giải quyết các vần đề tiềm năng có thể tránh nhiều vấn đề hại não và tiết kiệm rất nhiều công sức và thời gian cho doanh nghiệp. Sau đây là 7 cách luật sư có thể giúp doanh nghiệp tự mình tránh khỏi rắc rối và phát triển thành công:
- Thành lập doanh nghiệp:
Các cá nhân thường hơp lại và bắt đầu tự thành lập công ty mà không cần sự giúp đỡ của luật sư. Đối với các công ty vừa và nhỏ thì không sao nhưng đối với những doanh nghiệp có nhiều chủ sỡ hữu, nhiều người góp vốn hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì đó là một ý tưởng tồi tệ. Trong trường hợp này, luật sư có thể giúp chủ sở hữu doanh nghiệp lựa chọn đúng cơ cấu cho doanh nghiệp (Công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc hợp tác đầu tư), chọn nơi để hoạt động, giúp họ hiểu các bộ luật hoặc các tài liệu cần thiết, và để cho các công ty đa sở hữu hiểu được sự cần thiết của việc điều hành hay các thỏa thuận hợp tác.
Nói chung, với các doanh nghiệp hoạt đông càng phức tạp, càng cần sự giúp đỡ của các luật sư để đưa ra các lời khuyên hợp lý.
Khi không có luật sư, nếu các quyết đinh sai lầm xảy ra, các doanh nghiệp có thể đối mặt với các vấn đề liên quan đến thuế hoặc tranh chấp giữa các chủ sở hữu.
2. Quản Trị Doanh Nghiệp
Kể cả khi doanh nghiệp được thành lập với sự giúp đỡ của luật sư, mối quan hệ giữa luật sư và doanh nghiệp cũng không nên kết thúc khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Trong tương lai, doanh nghiệp có thể phải tuân thủ một số yêu cầu, như duy trì tình trạng pháp lýdoanh nghiệp của mình, tổ chức họp cổ đông/ giám đốc/ đối tác đinh kỳ, bầu cán bộ, hoặc tuân thủ các quy định khác của nhà nước. Các quy định thường được áp đặt lên doanh nghiệp khi tham gia vào các thỏa thuận (chẳng hạn như một thỏa thuận điều hành) hoặc bởi các đạo luật áp dụng.
Có một luật sư tham gia vào kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định với các quy định và thực hiện chúng. Nếu một doanh nghiệp không làm như vậy, có thể sẽ vi phạm pháp luật nhà nước, gây nguy hiểm cho doanh nghiệp, tạo ra tranh chấp giữa các chủ sở hữu và đối tác, có khả năng chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm cá nhân.
3. Sở Hữu Trí Tuệ
Các doanh nghiệp thường có các tài sản vô hình được pháp luật bảo vệ. Những tài sản này bao gồm tên thương hiệu, các hàng hóa, dịch vụ đặc thù của công ty, chẳng hạn như phần mềm máy tính, phát minh, máy móc, sản phẩm được sản xuất, thậm chí cả quy trình độc đáo. Luật sư có thể giúp một doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, bản quyền và bằng sáng chế, đồng thời phát triển một chiến lược để bảo vệ chúng. Sự trợ giúp của luật sư trong lĩnh vực này (ngoài đăng ký cho các nhãn hiệu bảo vệ) mang lại cho doanh nghiệp lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh khác.
4. Chuẩn bị Hợp Đồng Với Khách Hàng
Các chủ doanh nghiệp thường cố gắng tự dự thảo hợp đồng riêng của họ với khách hàng (các điều khoản và điều kiện, hoặc thỏa thuận nối vào mua đơn đặt hàng), nhờ đó, họ có thể tránh được những chi phí thuê luật sư. Tuy nhiên, các hợp đồng này thường bỏ qua những ngôn ngữ quan trọng để bảo vệ một doanh nghiệp hoặc hỗ trợ một doanh nghiệp với việc thực thi nó nếu phát sinh tranh chấp với khách hàng.
Ví dụ, đôi khi một hợp đồng của chủ doanh nghiệp soạn thảo có thể tạo ra nghĩa vụ cho các doanh nghiệp mà chủ sở hữu không bao giờ có ý định tạo. Hơn nữa, các chủ doanh nghiệp thường quên quy định cơ quan giải quyết tranh chấp trong các thỏa thuận hoặc một điều khoản nói rằng, nếu phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp có thể thu hồi lại chi phí của luật sư nếu họ chọn tuân theo thỏa thuận này.
Thuê luật sư sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp có một hợp đồng phù hợp đối với mỗi tình huống, và hợp đồng này chứa các điều khoản cần thiết để bảo vệ doanh nghiệp. Chi phí để hoàn thành điều này là rất nhỏ so với chi phí rộng hơn phải gánh chịu khi tranh chấp phát sinh liên quan đế hợp đồng kém chất lượng được dự thảo.
5) Rà Soát hợp đồng
Một số doanh nghiệp không xem xét lại hợp đồng trước khi họ ký, hoặc họ quét nội dung của họ mà chẳng biết nghĩa vụ mà họ đang đồng ý thực hiện là gì. Điều này thường xảy ra với thoả thuận nhà cung cấp hay hợp đồng thuê. Ngoài ra, doanh nghiệp thường cho rằng, nếu họ không hài lòng về một nhà cung cấp nào đó hoặc sự sắp xếp theo hợp đồng, họ có thể chỉ cần chấm dứt quan hệ mà không chịu bất kỳ tổn thất nào.
Tùy vào sự sắp xếp, tiến hành hoặc trong tình huống không có lời khuyên của luật sư có thể dẫn đến một tranh chấp đặt cho công ty một trách nhiệm lên đến hàng ngàn đô la phải trả cho luật sư để giải quyết nó.
Trước khi kinh doanh hoặc giao kết hợp đồng hoặc có một số hành động liên quan đến một hợp đồng (đặc biệt là một trong những mà nó là một bên), nên luôn có luật sư xem xét hợp đồng và cung cấp lời khuyên liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ, trước khi ký hợp đồng, một luật sư có thể xem xét và tư vấn cho các doanh nghiệp về các điều khoản mà họ đang đồng ý và thậm chí có thể thương lượng các điều khoản tốt hơn. Bước quan trọng này sẽ đảm bảo việc kinh doanh được bảo vệ đầy đủ và phát triển.
Tương tự, quyết định về hợp đồng không có lời khuyên của luật sư có thể tạo ra rủi ro và hậu quả khó lường. Tôi từng đại diện cho doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp vì họ đã tuyên bố không hài lòng về dịch vụ họ đang nhận. Tuy nhiên, hợp đồng có thời hạn vài năm và đáng giá hơn 1 triệu đô-la Mỹ trong các dịch vụ. Khi doanh nghiệp này chấm dứt hợp đồng, thời hạn còn khoảng hai năm rưỡi , hoặc khoảng 500.000 đô-la Mỹ trong dịch vụ. Nhà cung cấp kiện cáo, và khách hàng của tôi chi trả nhiều tiền để tự bảo vệ tại toà. Nếu công ty này đã yêu cầu luật sư xem xét hợp đồng trước khi ký nó, luật sư có lẽ là sẽ khuyên loại bỏ điều khoản đó và cứu doanh nghiệp này rất nhiều tiền.
Khi bạn đang thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến hợp đồng, bạn nên luôn có cuộc điện thoại với luật sư người có thể giúp bạn hiểu quyền và nghĩa vụ của bạn. để bạn có thể ra quyết định chuẩn xác nhất.
6. Vấn đề nhân sự
Doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên thường gặp nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, theo đó họ cần phải có chỉ dẫn pháp lý. Quá trình tuyển dụng, chấm dứt, và kỷ luật nhân viên đòi hỏi chuyên môn của luật sư (hoặc của chuyên gia nhân lực chuyên nghiệp ) sao cho tiến trình này được định nghĩa rõ ràng và triển khai đúng cách, và vì thế doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật nhà nước. Một luật sư cũng có thể giúp một doanh nghiệp hiểu được làm thế nào để phân loại các cá nhân là nhân viên hay nhà thầu độc lập. Không tạo ra và thực hiện đúng quy trình có thể vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới một nhân viên, và đặt doanh nghiệp trước một vụ kiện.
Ngoài ra, một số nhân viên có giá trị rất lớn cho một doanh nghiệp, chẳng hạn như giám đốc điều hành cao cấp, nhân viên bán hàng và nhân viên có chuyên môn cao tại các công ty công nghệ. Khi các doanh nghiệp xem xét nhân viên như một phần tài sản có giá trị của họ, họ nên thực hiện các bước thích hợp để bảo vệ các tài sản này. Bước đó bao gồm yêu cầu các nhân viên phải ký thỏa thuận không cạnh tranh và không tiết lộ bí mật và thỏa thuận bảo mật. Do đó, nếu các nhân viên rời khỏi công ty, họ có thể không ngay lập tức đi làm cho một đối thủ cạnh tranh hoặc tiết lộ bất kỳ thông tin có giá trị (như bí mật thương mại) với họ.
7) Tranh chấp giữa các chủ sở hữu, đối tác
Sự ra đi của người chủ sở hữu hay người sáng lập của một doanh nghiệp sẽ mang lại rất nhiều khó khăn cho những người ở lại. Ví dụ, liệu rằng một thỏa thuận hợp tác giữa ba người có hạn chế việc rút vốn trong một khoảng thời gian xác định? Điều khoản đó có nên bị sửa đổi? Khi một cổ đông quyết định rời bỏ công ty, công ty đó sẽ làm thế nào để mua lại cổ phần và giải quyết lợi ích của cổ đông đó trong công ty? Các vấn đề này cần được xem xét và giải quyết bởi một luật sư, nếu có giải pháp, doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động và phát triển mà không phải gánh chịu bất kỳ khoản nợ tài chính hay nghĩa vụ pháp lý nào khác.
Chi phí luật sư để giải quyết các vấn đề này
Phải khẳng định rằng chi phí luật sư là không hề rẻ. Tuy nhiên, chi phí cho một luật sư tham gia vào một vấn đề thông thường cũng không phải quá đắt. Các tổ chức hành nghề luật sư thường cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên, theo đó họ thu một khoản phí cố định hàng tháng và tư vấn cho doanh nghiệp đối với những vấn đề phát sinh trong tháng đó. Phạm vi tư vấn tùy thuộc vào thỏa thuận trước giữa doanh nghiệp. Việc hiểu rõ doanh nghiệp và nhiệm vụ cần làm giúp cho luật sư tiết kiệm nhiều thời gian trong việc nghiên cứu và đưa ra tư vấn, do đó chi phí luật sư cố định hàng tháng cũng thấp hơn nhiều so với chi phí luật sư theo vụ việc.
Đầu tư vào một luật sư – cũng như một người quản lý tài sản, hoặc một nha sĩ hay bác sĩ gia đình, có thể giúp doanh nghiệp tìm ra và giải quyết rất nhiều vấn đề. Và đó là một yếu tố quan trọng cho một kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Hãy liên hệ với Hãng Luật Thành Nam – Văn phòng luật sư Trần Thanh và Cộng sự để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!