- THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1 Định nghĩa:(Điều 183 Luật DN)
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
1.2 Cơ cấu tổ chức:
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. |
1.3 Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
1.4Thủ tục, quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh:
Diễn giải:
– Bước 1:Tư vấn cho khách hàng về loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin và giấy tờ cần thiết để bắt đầu thủ tục đăng ký kinh doanh.
– Bước 2:Sau khi có được thông tin do khách hàng cung cấp, bắt đầu bước soạn hồ sơ.
– Bước 3:Sau khi soạn hồ sơ hoàn chỉnh, có thể mời khách hàng đến văn phòng hoặc gửi mail cho khách hàng hồ sơ để khách kiểm tra lại thông tin. Khi đã kiểm tra đầy đủ, khách hàng ký vào hồ sơ.
– Bước 4:Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, sau khi nộp sẽ nhận được biên nhận. Thay vì bước này, có thể nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và nhận biên nhận.
– Bước 5:Trong thời hạn từ 3-5 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả. Khi đi nhận kết quả mang theo biên nhận, hồ sơ giấy (nếu nộp qua Cổng thông tin đang ký doanh nghiệp quốc gia) để nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Bước 6:Sau khi đã có mã số doanh nghiệp, khắc dấu tròn cho doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu (có thể nộp trực tiếp tại phòng ĐKKD hoặc nộp qua mạng). Song song với việc đó, bắt đầu thủ tục soạn hồ sơ thuế ban đầu để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
2. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
2.1Định nghĩa:(Điều 73 Luật DN)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
- Cơ cấu tổ chức:
Chủ sở hữu và Giám đốc có thể là cùng một người |
- Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Khi chủ sở hữu là cá nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Bản sao Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu
- Khi chủ sở hữu là tổ chức
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền.
2.4 Thủ tục, quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh:
Diễn giải:
– Bước 1:Tư vấn cho khách hàng về loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin và giấy tờ cần thiết để bắt đầu thủ tục đăng ký kinh doanh.
– Bước 2:Sau khi có được thông tin do khách hàng cung cấp, bắt đầu bước soạn hồ sơ.
– Bước 3:Sau khi soạn hồ sơ hoàn chỉnh, có thể mời khách hàng đến văn phòng hoặc gửi mail cho khách hàng hồ sơ để khách kiểm tra lại thông tin. Khi đã kiểm tra đầy đủ, khách hàng ký vào hồ sơ.
– Bước 4:Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, sau khi nộp sẽ nhận được biên nhận. Thay vì bước này, có thể nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và nhận biên nhận.
– Bước 5:Trong thời hạn từ 3-5 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả. Khi đi nhận kết quả mang theo biên nhận, hồ sơ giấy (nếu nộp qua Cổng thông tin đang ký doanh nghiệp quốc gia) để nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Bước 6:Sau khi đã có mã số doanh nghiệp, khắc dấu tròn cho doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu (có thể nộp trực tiếp tại phòng ĐKKD hoặc nộp qua mạng). Song song với việc đó, bắt đầu thủ tục soạn hồ sơ thuế ban đầu để hỗ trợ cho doanh nghiệp
3. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI ĐẾN NĂM MƯƠI THÀNH VIÊN
3.1Định nghĩa: (Điều 47 Luật DN)
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp Luật quy định ;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
- Cơ cấu tổ chức:
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. |
- Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Bản sao Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
- Thủ tục, quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh:
Diễn giải:
– Bước 1:Tư vấn cho khách hàng về loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin và giấy tờ cần thiết để bắt đầu thủ tục đăng ký kinh doanh.
– Bước 2:Sau khi có được thông tin do khách hàng cung cấp, bắt đầu bước soạn hồ sơ.
– Bước 3:Sau khi soạn hồ sơ hoàn chỉnh, có thể mời khách hàng đến văn phòng hoặc gửi mail cho khách hàng hồ sơ để khách kiểm tra lại thông tin. Khi đã kiểm tra đầy đủ, khách hàng ký vào hồ sơ.
– Bước 4:Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, sau khi nộp sẽ nhận được biên nhận. Thay vì bước này, có thể nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và nhận biên nhận.
– Bước 5:Trong thời hạn từ 3-5 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả. Khi đi nhận kết quả mang theo biên nhận, hồ sơ giấy (nếu nộp qua Cổng thông tin đang ký doanh nghiệp quốc gia) để nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Bước 6:Sau khi đã có mã số doanh nghiệp, khắc dấu tròn cho doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu (có thể nộp trực tiếp tại phòng ĐKKD hoặc nộp qua mạng). Song song với việc đó, bắt đầu thủ tục soạn hồ sơ thuế ban đầu để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
4. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
4.1 Định nghĩa: (Điều 110 Luật DN)
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định của Luật DN.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
- Cơ cấu tổ chức:
Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát |
- Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
- Bản sao Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
- Thủ tục, quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh:
- 5. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH
5.1 Định nghĩa: (Điều 172 Luật DN)
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Cơ cấu tổ chức:
- Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
- Thủ tục, quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh:
Diễn giải:
– Bước 1:Tư vấn cho khách hàng về loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin và giấy tờ cần thiết để bắt đầu thủ tục đăng ký kinh doanh.
– Bước 2:Sau khi có được thông tin do khách hàng cung cấp, bắt đầu bước soạn hồ sơ.
– Bước 3:Sau khi soạn hồ sơ hoàn chỉnh, có thể mời khách hàng đến văn phòng hoặc gửi mail cho khách hàng hồ sơ để khách kiểm tra lại thông tin. Khi đã kiểm tra đầy đủ, khách hàng ký vào hồ sơ.
– Bước 4:Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, sau khi nộp sẽ nhận được biên nhận. Thay vì bước này, có thể nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và nhận biên nhận.
– Bước 5:Trong thời hạn từ 3-5 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả. Khi đi nhận kết quả mang theo biên nhận, hồ sơ giấy (nếu nộp qua Cổng thông tin đang ký doanh nghiệp quốc gia) để nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Bước 6:Sau khi đã có mã số doanh nghiệp, khắc dấu tròn cho doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu (có thể nộp trực tiếp tại phòng ĐKKD hoặc nộp qua mạng). Song song với việc đó, bắt đầu thủ tục soạn hồ sơ thuế ban đầu để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
6. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp
6.1 Định nghĩa:
- Chi nhánhlà đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diệnlà đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
6.2 Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp:
- Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
- Bản sao Thẻ căn cước công dân / Giấy chứng minh nhân dân / Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
6.2 Thủ tục, quy trìnhthành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp:
Diễn giải:
– Bước 1:Tư vấn cho khách hàng về loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin và giấy tờ cần thiết để bắt đầu thủ tục đăng ký kinh doanh.
– Bước 2:Sau khi có được thông tin do khách hàng cung cấp, bắt đầu bước soạn hồ sơ.
– Bước 3:Sau khi soạn hồ sơ hoàn chỉnh, có thể mời khách hàng đến văn phòng hoặc gửi mail cho khách hàng hồ sơ để khách kiểm tra lại thông tin. Khi đã kiểm tra đầy đủ, khách hàng ký vào hồ sơ.
– Bước 4:Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, sau khi nộp sẽ nhận được biên nhận. Thay vì bước này, có thể nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và nhận biên nhận.
– Bước 5:Trong thời hạn từ 3-5 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả. Khi đi nhận kết quả mang theo biên nhận, hồ sơ giấy (nếu nộp qua Cổng thông tin đang ký doanh nghiệp quốc gia) để nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Bước 6:Sau khi đã có mã số Chi nhánh doanh nghiệp, khắc dấu cho chi nhánh doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu (có thể nộp trực tiếp tại phòng ĐKKD hoặc nộp qua mạng). (Bước này dành cho thành lập Chi nhánh Doanh nghiệp)